Làm đồng sơn xe ô tô là giải pháp hữu hiệu để phục hồi sửa chữa các hư hỏng liên quan đến thân, vỏ xe và sau đó sơn lại xe ô tô. Có khá nhiều lý do như: tai nạn, va quẹt, tông xe, cây đổ, xe để ngoài trời lâu ngày… cùng với tác động của thời tiết và ngoại
lực khiến vỏ xe bị móp méo, rỉ sét, trầy xước.
Trong quá trình sơn xe ô tô, việc làm đồng xe là khâu xử lý ban đầu. Thường các tài xế mang xe đến sơn lại khi xe bị trầy xước, móp méo, rỉ sét. Kỹ thuật làm đồng xe giúp cho chỗ thân vỏ bị hư được trơn láng. Thứ nhất chống ăn mòn lại, thứ 2 trả lại cho thân
vỏ hình dáng chuẩn như thuở còn son, và cuối cùng là tạo nền cho lớp sơn chính được bền đẹp.
Đối với vết xước: thợ sẽ chà nhám chỗ sơn trầy xước, sau đó sơn phủ lớp chống rỉ. Sau đó bả lớp matit lên lấp chỗ xước, không chỉ để bảo đảm lớp sơn mới luôn được bền, mà tránh vỏ xe bị ăn mòn
Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngày sửa chữa, bảo dưỡng xe hơi, Salon ô tô Việt Mỹ không chỉ có trang thiết bị đầy đủ, hiện đại, mà còn có đội ngũ thợ làm đồng sơn lành nghề, tận tâm, có khả năng sửa chữa và phục hồi tốt các xe tai nạn.
Khi nào cần làm đồng sơn xe ô tô?
Ở những thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, lượng xe máy và xe ô tô lưu thông cực kỳ đông khiến cho các vấn đề tai nạn hay va quẹt xe gây trầy xước ô tô là điều không tránh khỏi. Hoặc chỉ đơn giản là qua một thời gian sử dụng lâu dài, lớp áo ngoài chiếc xế hộp của bạn cũng dần xuống cấp, xuất hiện các vết trầy xước, bong tróc là điều vô cùng bình thường. Lúc này, việc đi làm đồng sơn xe ô tô là điều cần thiết và tất yếu. Bởi không ai lại không muốn chăm sóc và bảo vệ cho chiếc xe đắt tiền của mình cả. Bên cạnh đó, việc để tình trạng vết xước lâu ngày sẽ khiến xe hơi bị hư hỏng nặng hơn do điều kiện thời tiết có thể khiến vỏ xe bị oxy hóa, gây mất thẩm mỹ…
Quy trình làm đồng sơn xe hơi cụ thể
Bước 1: Đánh giá tình trạng hư hỏng
Bước 2: Tháo các chi tiết
Tháo các chi tiết đã bị hư hỏng và tháo các chi tiết cần thiết để sửa chữa thân xe và vỏ.
Bước 3: Nắn khung( chỉ khi khung xe bị biến dạng)
Bước 4: Thay thế các tấm vỏ xe ( chỉ khi khó sữa chữa được)
Bước 5: Sửa chữa tấm vỏ xe
Khôi phục lại hình dáng của các tấm đã bị hư hỏng bằng búa, có thể sử dụng phương pháp nắn khung vỏ bằng máy hàn rút tôn, sử dụng bộ nắn khung.
Bước 6: Chống gỉ
– Vệ sinh bề mặt chi tiết: Xịt xăng, dùng khăn sạch lau đều lại bề mặt, phun chất chống rỉ vào mặt sau của các khu vực bị hư hỏng để bảo vệ bề mặt kim loại bị ăn mòn
Bước 7: Lắp các chi tiết
Lắp các chi tiết vào xe
Bước 8: Kiểm tra lần cuối
Kiểm tra chất lượng sửa chữa bề mặt, thân vỏ xe để chuẩn bị cho bước làm matit
Bước 9: Bả ma tít
Bả ma tít lên các vết lõm để tạo độ nhẵn cho bề mặt.
Bước 10: Che chắn khi sơn sơn lót
Nhằm tránh làm dính sơn ra ngoài các khu vực cần phun sơn. Điều chỉnh các phần biên: Dùng để điều chỉnh phần biên sao cho nó không bị lộ ra.
Bước 11: Phun lớp sơn lót.
Phun sơn lót tạo độ nhẵn mịn cho bề mặt để sơn phủ.
Bước 12: Pha màu sơn.
Pha màu sơn: là trộn lẫn các loại sơn( Các thành phần của màu) để tạo ra màu giống với màu xe cần sửa chữa.
Bước 13: Che chắn lại trước khi sơn phủ
Để tránh cho sơn bị rây ra các bề mặt cần sơn.
Bước 14: Phun lớp sơn phủ
Phun lớp sơn phủ bằng súng sơn.
Bước 15: Sấy khô và đánh bóng
Sấy khô nhằm cho bề mặt sơn nhanh khô và cứng hơn. Đánh bóng nhằm điều chỉnh độ bóng và độ da cam của bề mặt sơn.
Bước 16: Rửa xe
Nhằm đảm bảo trạng thái sạch sẽ của xe trước khi trả lại khách hàng.